Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cán bộ nghiệp vụ ngành Kế toán doanh nghiệp, Tài chính ngân hàng và Tin học ứng dụng.

1. Ngành Kế toán doanh nghiệp và Tài chính ngân hàng: Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được ở các cơ quan và đơn vị tài chính chuyên ngành, các cơ quan và đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế quốc dân, các chi cục thuế, ngân hàng, bảo hiểm… với chức năng, nhiệm vụ là cán bộ kế toán, quản lý tài chính tiền tệ, ngân hàng.

Về chuyên môn kỹ thuật:

* Lý thuyết:

+ Nắm vững các kiến thức về kinh tế, tài chính tiền tệ – tín dụng ngân hàng, kế toán doanh nghiệp sản xuất, thương mại – dịch vụ, kế toán hành chính sự nghiệp và các kiến thức về luật pháp.

+ Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và khả năng tự học, rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ.

+ Có trình độ cơ sở về một ngoại ngữ.

* Thực hành:

+ Có năng lực thực hành thành thạo nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất, thương mại – dịch vụ, kế toán hành chính sự nghiệp, tài chính tiền tệ, bảo hiểm, tín dụng ngân hàng, thị trường chứng khoán, được đào tạo đúng theo chuyên ngành.

+ Biết thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu để phục vụ khai thác, thực hành trên máy tính.

2. Ngành Tin học ứng dụng: Sau khi tốt nghiệp, sẽ nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin, có thể làm việc trong lĩnh vực chuyên môn, làm việc ở các cơ quan và đơn vị tài chính chuyên ngành, các cơ quan và đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế quốc dân.

□ Về chuyên môn kỹ thuật:

* Lý thuyết:

+ Nắm vững các kiến thức về công nghệ thông tin.

+ Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và khả năng tự học, rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ.

* Thực hành:

+ Có năng lực thực hành tương đối thành thạo nghiệp vụ về công nghệ thông tin đúng theo chuyên ngành.

+ Biết thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu để phục vụ khai thác, thực hành trên thực tế.

3. Ngành Tài chính Ngân hàng:

  • Chuẩn kiến thức:
    • Nắm vững các kiến thức về luật kinh tế, tài chính tiền tệ – ngân hàng cũng như các kiến thức về luật pháp.
    • Hiểu biết chuyên sâu về nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp, ngân hàng và bảo hiểm.
  • Chuẩn kỹ năng:

Là cán bộ trung cấp tài chính ngân hàng, các kỹ năng đạt được:

  • Có năng lực thực hành tương đối thành thạo nghiệp vụ tài chính ngân hàng theo chuyên ngành được đào tạo.
  • Biết thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu để khai thác và thực hành trên máy tính.
  • Vận dụng kiến thức vào thực tế nghề nghiệp và có khả năng tự học để nâng cao trình độ.
  • Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi học xong nghề Tài chính ngân hàng, sinh viên có cơ hội:

  • Làm việc trong các công ty Bảo Hiểm, Chứng Khoán, Quỹ Tín Dụng, Ngân Hàng Thương Mại, Chi Cục Thuế, cũng như các Công ty Sản Xuất Kinh Doanh, Thương Mại và Dịch Vụ.:
  • Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

4. Ngành Pháp Luật: Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:

Về kiến thức:

  • Trình bày được những nội dung chung cơ bản liên quan đến lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, các bộ luật cơ bản của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
  • Áp dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học giải thích được những nội dung kiến thức cơ bản của Luật Dân sự, Luật Thương Mại, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng.

Về kỹ năng:

  • Thực hiện được công tác quản lý hộ tịch, hòa giải, chứng thực, cung cấp, thu thập các chứng cứ, quản lý thi hành án hình sự chưa tới mức giam giữ và án dân sự;
  • Giúp UBND cấp xã ban hành văn bản đúng về thể thức; Thống kê tư pháp; Hoạt động tư pháp; Thanh tra, khiếu tố cơ sở

Về thái độ:

  • Có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao.

5. Ngành Tiếng Anh: Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:

Về kiến thức:

  • Sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo trong giao tiếp với người nước ngoài, và trong công việc chuyên môn ở trình độ Trung cấp.
  • Sinh viên hiểu biết và có thể vận dụng kiến thức về ngôn ngữ, văn minh, văn hóa vào công việc trong tương lai.

Về kỹ năng:

  • Sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp căn bản theo chuyên ngành được đào tạo,
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và sắp xếp công việc hiệu quả.
  • Sinh viên có kỹ năng sử dụng các phần mềm vi tính thông dụng trong học tập và công việc.

Về thái độ:

  • Người học có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng công nghệ truyền thông vào công việc; có đạo đức, có sức khỏe, có lương tâm nghề nghiệp, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực Anh văn của các cơ quan, xí nghiệp, cơ quan doanh nghiệp trong và ngoài nước, …
  • Nắm rõ vị trí vai trò của người công dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  • Có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và tài sản của đơn vị.

6. Ngành Tiếng Nhật: Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:

Về kiến thức:

  • Hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh
  • Hội thoại được về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống
  • Đọc hiểu được nội dung câu truyện ngắn, bưu thiếp, email, những thông tin cần thiết, bảng thông báo,. . .
  • Viết được một cách đơn giản về chủ đề gần gũi với cuộc sống, về kế hoạch, ý kiến bản thân
  • Áp dụng kiến thức tổng quát về các lĩnh vực soạn thảo văn bản, thương mại, du lịch, tiếp thị… để làm các công việc văn phòng tại các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong và ngoài nước
  • Khái quát hóa được kiến thức về thương mại, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam và Nhật Bản

Về kỹ năng:

  • Biết được các kiến thức văn hóa đặc trưng của người Nhật Bản và Việt Nam
  • Soạn thảo các hợp đồng văn thư văn phòng, viết e-mail, tham dự hội nghị bằng Tiếng Nhật
  • Nói chuyện và trả lời điện thoại bằng tiếng Nhật
  • Đọc- dịch tài liệu tiếng Nhật không chuyên sâu
  • Sử dụng tiếng Nhật lưu loát trong môi trường doanh nghiệp có sử dụng tiếng Nhật
  • Khả năng thuyết trình, thảo luận nhóm, tham gia diễn đàn, khả năng nghe chủ động
  • Khả năng giao tiếp ngôn ngữ có nội dung chuyên môn, diễn đạt nói, viết, dịch thuật, kiến thức về các chủ đề được học thường gặp nhất trong giao tiếp bằng tiếng Nhật.
  • Hiểu biết và tôn trọng sự khác biệt đa dạng trong môi trường làm việc đa văn hóa.

Về thái độ:

  • Tuân thủ pháp luật và nội quy ở nơi làm việc.
  • Hình thành tác phong công nghiệp, lòng yêu nghề, làm việc hiệu quả.
  • Hình thành ý thức học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức.

7. Bồi dưỡng chuyên đề ngắn hạn : Hướng dẫn thực hành báo cáo thuế, hướng dẫn thực hành ghi sổ kế toán, lớp bồi dưỡng kế toán trưởng, tin học chứng chỉ A – B – C, ngoại ngữ A1-A2-B1-B2-C1-C2.

□ Về chuyên môn kỹ thuật:

* Lý thuyết:

+ Nắm vững các kiến thức về báo cáo thuế, cách ghi sổ kế toán và tin học.

+ Có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế và khả năng tự học, rèn luyện bản thân để nâng cao trình độ.

* Thực hành:

+ Có năng lực thực hành tương đối thành thạo nghiệp vụ về báo cáo thuế, ghi sổ kế toán đúng theo chuyên ngành.

+ Biết thu thập, tổng hợp và phân tích các dữ liệu để phục vụ khai thác, thực hành trên thực tế.